Sau một thời gian sử dụng hệ thống kho lạnh cũng có hiện tượng thiếu hụt gas lạnh như các hệ thống điều hòa. Nên ta cần phải nạp mới gas lạnh hoặc bổ sung phần bị thiếu hụt từ hệ thống kho lạnh. Để hệ thống hoạt động trong trạng thái tốt nhất, tránh hư hại sản phẩm được bảo quản. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết hệ thống đang cần nạp bổ sung gas lạnh?

Cách nhận biết hệ thống kho lạnh thiếu Gas lạnh

Khi thiếu hụt gas lạnh hiện tượng ta thường dễ bắt gặp nhất: Khi khởi động kho lạnh, ta không cảm nhận độ lạnh tỏa ra trong kho hoặc hơi lạnh bay ra quá yếu, dàn nóng bên ngoài cũng không thấy có hiện tượng hơi nóng thổi ra hoặc dàn lạnh bên trong nhà bị đóng lớp đá.

Bên cạnh đó, đối với một số dòng máy cao cấp có chức năng tự chuẩn đoán. Người dùng có thể dễ dàng theo dõi được các thông số gas ngay trên remote đi kèm của máy. Nếu kho lạnh bị hết gas, thì bạn cần phải nạp ngay gas mới. Để đảm bảo rằng kho lạnh của bạn luôn được hoạt động ổn định.

Khi nào cần nạp, bổ sung Gas cho hệ thống kho lạnh?, KHO LẠNH PHÚ MỸ HƯNG

Nạp gas cho hệ thống kho lạnh.

Xác định lượng Gas cần nạp

Để nạp môi chất trước hết cần xác định lượng môi chất cần nạp vào hệ thống lạnh. Việc nạp môi chất quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến năng suất lạnh và hiệu quả của hệ thống.

  • Nếu nạp môi chất quá ít: Môi chất không đủ cho hoạt động bình thường của hệ thống dẫn đến dàn lạnh không đủ môi chất năng suất lạnh của hệ thống giảm, chế độ làm lạnh không đạt (thời gian kéo dài, nhiệt độ không đạt,…). Mặt khác nếu thiếu môi chất lưu lượng tiết lưu giảm do đó độ quá nhiệt tăng làm cho nhiệt độ đầu đẩy tăng lên.
  • Nạp môi chất quá nhiều: Bình chứa không chứa hết môi chất, dẫn đến một lượng lỏng sẽ nằm trong thiết bị ngưng tụ, làm giảm diện tích trao đổi nhiệt, áp suất ngưng tụ tăng, máy nén có thể bị quá tải.

Xác định loại Gas nạp cho kho lạnh

Hiện có 3 loại gas phổ biến đang được sử dụng cho kho lạnh:

  • Đối với loại gas R22: Đây là loại gas thường được sử dụng do có giá thành rẻ cũng như quy trình nạp gas khá đơn giản. Không cần đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như thiết bị khi nạp gas. Đặc điểm của loại gas R22 là có khả năng dung nạp thêm tạp chất. Nên khi thợ nạp gas chỉ cần đo được lượng gas cần nạp và có thể tiến hành nạp bổ sung mà không cần phải xả bỏ hết phần gas còn tồn đọng trong máy.

Tuy nhiên, loại gas này làm lạnh tương đối kém cũng như nó gây hại đến tầng Ozon.

  • Loại gas R410: Thì đây là loại gas có giá tầm trung. Nó có quy trình nạp tương đối phức tạp, yêu cầu đòi hỏi tay nghề thợ điện lạnh nạp gas phải cao cũng như phải sử dụng đầy đủ các thiết bị chuyên dụng. Khi nạp gas R410, người thợ phải thay mới hoàn toàn; cho dù bên trong hình có còn cặn gas cũ.

Ưu điểm của loại gas R410 này là có khả năng tạo được độ lạnh sâu; cũng như tiết kiệm điện kinh phí cho bạn.

  • Đối với gas R32: Đây là loại gas mới được sử dụng trên các loại máy cao cấp. Loại gas này cũng tương tự loại gas R410. Khi nạp là phải yêu cầu thợ điện lạnh phải có tay nghề cao cũng như thiết bị chuyên dụng.

Đặc điểm của loại gas này là khả năng làm lạnh cực mạnh và ổn định (hơn 1,6 lần- R410A, hơn 6,1 lần R22). Từ đó giúp kho lạnh nhà bạn tiết kiệm điện năng đáng kể.

Phương pháp nạp gas cho kho lạnh:

Với kho lạnh lớn, thì bạn nên dùng phương pháp nạp theo đường cấp dịch: thời gian nhanh, số lượng nhiều và nạp dưới dạng lỏng. Chia làm hai giai đoạn nạp môi chất là nạp mới và nạp bổ sung.

  • Nạp mới: Vì hệ thống đã được chân không nên chỉ cần mở van A và van chai môi chất. Môi chất sẽ tự động được hút vào bình chứa cao áp. Cần phải quan sát xem mức môi chất trong bình chứa và kiểm tra đồng hồ áp suất. Nếu thấy áp suất không tăng thì chúng ta dừng lại và cho máy chạy thử; đồng thời kiểm tra các thông số như áp suất nén và hút.
  • Nạp bổ sung: Quan sát áp suất nén, dòng điện gây điện áp ta sẽ thấy lượng môi chất trong hệ thống không đủ, ta cần tiến hành nạp bổ sung. Chú ý nạp khi hệ thống hoạt động, đóng van A lại. Sau đó mở van chai môi chất để máy nén hút vào. Và tiến hành kiểm tra đồng hồ áp suất hút, kính xem mức của bình chứa cao áp. Nếu thấy mức dịch trong bình tầm 80% thì dừng lại. Mở van A và đóng van chai môi chất. Vẫn tiếp tục kiểm tra áp suất của hệ thống nếu thấy đủ môi chất thì dừng lại.

 

Trên đây là là những thông tin về hiện tượng và cách khắc phục khi hệ thống kho lạnh có hiện tượng thiếu gas. Nếu bạn có thắc mắc về hệ thống kho lạnh có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Để được trực tiếp tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.